Marketing Plan là một trong những phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh. Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dựng nên một bản kế hoạch Marketing. 

Hơn nữa, việc muốn thiết lập một Marketing Plan đầy đủ và hiệu quả cần rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả doanh thu, thành công của một công ty.

Bây giờ, bạn sẽ cần một cây bút và một tờ giấy, chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu 7 bước lập Marketing Plan chi tiết ngay nhé.

Marketing Plan
7 bước lập Marketing Plan

Bước 1: Thấu hiểu thị trường và đối thủ

Một sai lầm lớn mà rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ đang gặp phải là chỉ theo đuổi một sản phẩm, dịch vụ mới mẻ mà không quan tâm tâm đến thị trường và mong muốn của nó. Cụ thể, nếu bạn cố gắng bán một sản phẩm trong khi khách hàng không mong muốn sản phẩm đó, họ sẽ không chịu mua.

Một thị trường tiềm năng là khi khách hàng mong muốn sản phẩm gì đó mà họ chưa được đáp ứng, tại đây cơ hội của bạn là rất lớn. Thị trường tốt cũng giống như một hồ nước với hàng nghìn con cá đang đói. Điều bạn cần làm là mang cần câu và mồi nhử mà thôi.

Market Research
Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Để hiểu được thị trường bạn cần  phải trả lời những câu hỏi sau:

  1. Phân khúc thị trường chưa được đáp ứng là gì?
  2. Phân khúc nào đủ lớn để giúp đạt lợi nhuận?
  3. Cần thị phần bao nhiêu để đạt lợi nhuận?
  4. Thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh không?
  5. Điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh?
  6. Ưu thế cạnh tranh của bạn trong thị trường này là gì?

Bước 2: Thấu hiểu khách hàng

Nắm rõ thông tin về khách hàng cũng chính là bước đi đầu tiên trong việc bán hàng. Bạn cần phải biết được

  • Những ai là khách hàng của bạn?
  • Khách hàng mong muốn điều gì?
  • Động lực giúp họ mua hàng là gì?
Customer
Cần nắm rõ thông tin khách hàng

 

Đó những yếu tố rất cần thiết của một bản Marketing Plan hiệu quả. Tuyệt đối không được nhầm giữa “mong muốn” và “nhu cầu”. Khách hàng có thể không phải mua những gì họ cần, nhưng chắc chắn họ sẽ mua những sản phẩm họ mong muốn. Để hiểu rõ khách hàng, ta cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua sản phẩm bằng cách nào? (mua tại cửa hàng, hay mua trên internet)
  • Ai là người quyết định mua hàng và có ảnh hưởng nhất với quyết định mua hàng?
  • Những thói quen của khách hàng là gì?

Ví dụ: Khách hàng thường lấy thông tin của sản phẩm từ những nguồn nào? (truyền hình, báo, tạp chí). Động cơ mua hàng của họ là gì? (vẻ ngoài, sự tiện lợi, yếu tố sức khỏe, sự sang trọng…)

Bước 3: Chọn 1 phân khúc thích hợp

Trong Marketing Plan, nếu bạn cho rằng khách hàng mục tiêu của bạn là “tất cả mọi người” thì sẽ chẳng có ai là khách hàng của bạn. Nguyên nhân là do thị trường ngày nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp và là mối đe dọa cho công việc kinh doanh của bạn. Bạn sẽ dễ dàng phát triển hơn trong phân khúc khách hàng cụ thể chứ không phải là “tất cả mọi người”.

Market Segment
Tìm một phân khúc thị trường thích hợp

Hãy chia thị trường ra thành nhiều phần và nắm trọn phần đó rồi dần dần mới bắt đầu xâm nhập vào phân khúc mới. Bạn cần có được một bức tranh cụ thể về điều mình muốn trở thành. Hãy chắc chắn việc chọn lựa phân khúc đó thực sự lôi cuốn bạn và việc tiếp xúc nó sẽ không gặp nhiều trở ngại.

Không gì tệ hơn nếu như bạn chọn một phân khúc thị trường mà bạn không đủ hiểu biết hay bạn phải tiêu tốn rất nhiều chi phí trong lúc tiếp cận nó.

Bước 4: Xây dựng thông điệp marketing

Thông điệp marketing không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng của doanh nghiệp mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Thông điệp Marketing
Xây dựng thông điệp Marketing

Một thông điệp marketing tốt cần dựa trên 2 yếu tố:

  • Thông điệp phải ngắn gọn và bật lên được điểm chính. Hay có thể nói nó sẽ trở thành “biểu tượng âm thanh” của bạn. Và đó là câu trả lời của bạn đối với câu hỏi bạn đang làm gì.
  • Thông điệp Marketing phải được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp, bên cạnh đó nó cần được đẩy mạnh nhờ quảng cáo.

Để thông điệp được hấp dẫn và thuyết phục cần phải tuân theo các yếu tố sau:

  • Thể hiện triển vọng của bạn đối với vấn đề nào đó. 
  • Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng và cần giải quyết ngay, không được trì hoãn.
  • Nhấn mạnh rằng bạn là người duy nhất có thể giải quyết vấn đề đó.
  • Nhấn mạnh lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn.

Bước 5: Quyết định phương tiện marketing

Phần trên các bạn đã được đọc về việc lựa chọn phân khúc thị trường mà ở đó bạn có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng. Tại bước này, khi bạn quyết định phương tiện marketing, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao.

Phương tiện marketing của bạn chính là công cụ truyền thông giúp bạn truyền đạt được thông điệp của mình đến khách hàng. Việc lựa chọn phương tiện rất quan trọng vì nó giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất trên số chi phí mà bạn đầu tư.

Điều đó có nghĩa là khi bạn muốn chọn phương tiện để truyền đạt thông điệp marketing với một chi phí thấp nhất.

Phương tiện Marketing
Phương tiện Marketing chính là công cụ truyền thông

Dưới đây là một số công cụ có thể sử dụng để truyền đạt thông điệp marketing:

  • Quảng cáo trên báo, poster, banner, hội thảo, truyền hình,bán hàng trực tiếp
  • Phát thanh, hội chợ thương mại, mục rao vặt, thư, sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến
  • Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp, sự kiện đặc biệt
  • Thư chào hàng, thư điện tử, quảng cáo trên phim hay tạp chí điện tử
  • Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng, trang web, tuyên truyền, trưng bày…

Bước 6: Thiết lập mục tiêu doanh số và marketing

Mục tiêu là điều không thể thiếu đối với sự thành công của bạn. Nếu bạn không viết những gì bạn muốn, thì mục tiêu của bạn vẫn chỉ là mong muốn.

Khi thiết lập mục tiêu cần ghi nhớ nguyên tắc SMART:

Sensible: nhận biết được

Measurable: đo lường được

Achievable: có thể thực hiện được

Realistic: có tính thực tế

Time Specific: Thời gian cụ thể

SMART
Nguyên tắc SMART trong Marketing Plan

 

Mục tiêu của bạn phải dựa vào nguồn lực tài chính để đảm bảo mức doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng cần bao gồm những yếu tố phi tài chính như số lượng hàng bán, số hợp đồng, số lượng khách hàng, quan hệ cộng đồng…

Xem thêm: Tìm hiểu mô hình Marketing Mix 7P và chiến lược xây dựng

Bước 7: Lập ngân sách marketing

Trước hết, nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một vài năm thì bạn có thể thiết lập ngân sách marketing dựa trên doanh số và chi phí marketing của những năm trước đây, phục vụ cho việc tính toán “chi phí cho mỗi khách hàng” và chi phí của mỗi sản phẩm”

Bước tiếp theo là xác định chi phí marketing cần thiết cho 1 sản phẩm đề từ đó dựa vào chỉ tiêu doanh số hay nhu cầu khách hàng xác định ngân sách marketing. Kết quả này không chính xác hoàn toàn nhưng sẽ giúp bạn có thể đo lường ngân sách cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.

Marketing Budget
Cần xác định chi phí Marketing một cách hợp lí

Bây giờ bạn đã có một kế hoạch marketing với 7 bước khá đầy đủ. Nó thật sự đơn giản và chỉ cần trong 1 ngày phải không. Hãy ghi nhớ, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu, nhất là việc tìm hiểu về tâm lý người tiêu dùng, các phương tiện truyền thông để xây dựng thông điệp đúng và đầy đủ nhé.

Đánh giá post
.