Marketing Mix 7P là một trong những mô hình theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp. Chắc hẳn các bạn đang đọc bài viết này đã từng nghe nói về chiến lược Marketing Mix 4P nổi tiếng với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm.” 

Nhưng trong thời đại công nghệ mới, những nguyên tắc về Marketing Mix 4P liệu có còn hiệu quả như cũ không? Hãy cùng Antopho bàn luận về chủ đề này dưới đây nhé!

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là một mô hình giúp bạn có thể xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Mô hình chiến lược tiếp thị này ra đời năm 1964 bởi ngòi bút của Neil H. Borden, chuyên gia quảng cáo và giáo viên tại Harvard. Vào thời điểm đó, Borden đã mô tả Marketing Mix dựa trên 4 trụ cột: “Product”, “Price”, “Place” và “Promotion”. Do đó, Marketing Mix được gọi là “4P Marketing Mix”

Chiến lược Marketing Mix 4P

Chiến lược Marketing Mix 4P
Chiến lược Marketing Mix 4P

Product (sản phẩm)

Theo suy nghĩ của số đông, một sản phẩm tốt, chất lượng chắc chắn sẽ được mua trên thị trường. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều những sản phẩm tốt từ các doanh nghiệp khác nhau đang cạnh tranh. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sẵn sàng đổi trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ sản phẩm của bạn không đạt chất lượng. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm làm hài lòng nhu cầu của khách hàng? 

~~> Cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Phân phối trong Marketing Mix 7P
Phân phối trong Marketing Mix 7P

Key Questions:

  • Khách hàng mong muốn điều gì từ sản phẩm, dịch vụ của công ty?
  • Kích cỡ, màu sắc, bao bì? Tên gọi của sản phẩm?
  • Làm thế nào để sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

Price (giá cả)

Đây là một yếu tố quan trọng của chiến lược tiếp thị, giá cả có tác động trực tiếp đến số lượng hàng bán được trong tương lai. Giá bán là chi phí khách bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Nó được xác định bởi khá nhiều yếu tố như thị phần, chi phí nguyên liệu, cạnh tranh, nhận dạng sản phẩm, cảm nhận của khách hàng,… đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong các chiến dịch, chương trình khuyến mãi hay giảm giá, các doanh nghiệp nên có chiến lược định giá cụ thể, hợp lí cũng như trong các chiến lược cạnh tranh về giá dài hạn với đối thủ cạnh tranh.

Key questions

  • Sau khi nghiên cứu, mức giá cho sản phẩm/dịch vụ tại khu vực này là bao nhiêu?
  • Y kiến về giá cả là gì? Có cần tăng hay giảm giá để phù hợp với thị trường hay không?
  • Chiết khấu cho những khách hàng vip, những phân khúc khách hàng cụ thể là như thế nào?
  • Việc so sánh giá của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Place (địa điểm)

Chiến lược này xác định tất cả các phương tiện, kênh phân phối được đưa ra để tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay, với các kênh mạng xã phát triển mạnh mẽ như facebook, instagram, zalo… thì dường như nó là một mảnh đất màu mỡ, công khai với tất cả người dùng, khách hàng. 

Nhưng hãy lưu ý là dù bạn công khai quảng bá sản phẩm như thế nào thì cũng nên đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng.

Key questions

-Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ở đâu trên mạng xã hội?

-Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?

-Có những cách nào để thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty?

-Đối thủ của doanh nghiệp là ai? Có thể học được những gì từ họ? Hãy tìm kiếm sự khác biệt, nổi bật?

Promotion (Quảng bá)

Đây là chiến lược cực quan trọng trong các chiến dịch Marketing. Có được chiến lược sản phẩm hoàn hảo, giá cả sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông kém thì sẽ không có ai biết đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Promotion là sự kết hợp của những yếu tố: Tổ chức bán hàng (sales organization), quan hệ công chúng (public relation), quảng cáo (advertising) và tiếp thị (sales promotion).

Key Questions:

  • Doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu như thế nào?
  • Nên marketing cho sản phẩm vào những thời điểm nào?
  • Liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông đại chúng hay quảng cáo truyền thống như TV, radio ?
  • Có nên đẩy mạnh việc sử dụng mạng xã hội cho hoạt động truyền thông và tiếp thị?
  • Chiến lược truyền thông của đối thủ cạnh tranh là gì?

Chiến lược Marketing Mix 7P

7P Marketing Mix
Mô hình 7P Marketing Mix

Mô hình mở rộng của Marketing Mix 4P truyền thống chính là Marketing Mix 7Ps – dành riêng cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình. Dưới đây, Antopho xin được chia sẻ các thành phần của Marketing Mix 7P (bao gồm 4 thành phần của 4P).

People (con người)

Khía cạnh con người ở đây vừa là đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, lại vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp. Việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu thị trường là rất quan trọng để doanh nghiệp đánh giá thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, góp phần điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ.

Con người trong Marketing Mix 7P
Con người trong Marketing Mix 7P

Bên cạnh đó, nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng một vai trò nhất định. Họ chính là người cung cấp những dịch vụ của công ty tới khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc tuyển dụng nhân viên cho các vị trí như chăm sóc khách hàng, telesales, nhân viên bán hàng, hỗ trợ khách hàng,…

Ngoài ra, việc thường xuyên thu thập feedback từ nhân viên và khách hàng của công ty là một cách hay để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển thông qua việc truyền tải mong muốn và khát vọng của bạn tới họ. 

Ghi nhớ: “Cá nhân hóa và khả năng thích ứng là khẩu hiệu mới của tiếp thị”

Process (quy trình)

Process
Cần có quy trình bài bản

Process chính là những quy trình giúp doanh nghiệp bạn có thể cung cấp dịch vụ ra ngoài thị trường. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần đảm bảo đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản, tối ưu và tiết kiệm chi phí trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.

Ví dụ: Quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán, quy trình logistic, quy trình quản lí kho hàng,…

Physical Evidence (môi trường vật chất)

Trong marketing dịch vụ, cơ sở vật chất là một yếu tố không thể không nhắc đến. Physical Evidence chính là không gian gặp gỡ, trao đổi giữa nhân viên công ty, người cung cấp dịch vụ với khách hàng, là nơi khách hàng tham khảo và sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, nó cũng là bằng chứng vật lý về sự hiện diện của một doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi nhắc đến thời trang thì chúng ta nghĩ ngay đến Zara, HM, GUCCI  . Khi bạn nghĩ về giày thể thao, Nike hay Adidas sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn đầu tiên, có phải không?

Vậy nên, Physical Evidence có thể mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trở nên nổi bật trong tâm trí khách hàng. 

Kết luận

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, khách hàng mục tiêu là ai, thì chiến lược Marketing Mix của bạn vẫn đóng một vai trò cực kì quan trọng. Nó giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tối ưu chi phí, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu và độ phủ sóng của sản phẩm, dịch vụ qua các kênh phân phối.

Hãy chia sẻ bài viết này tới mọi người nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!

Đánh giá post
.