Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc ngày nay, Digital Marketing là loại hình Marketing mà các công ty, doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình kinh doanh của mình. Việc người dùng thường xuyên sử dụng Internet để mua sắm hàng hóa, sản phẩm, sử dụng dịch vụ… đã khiến Digital Marketing là một trong những công cụ giúp công ty, doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với thị trường và khách hàng tiềm năng. Vậy Digital Marketing là gì? Hãy cùng Antopho tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Khái niệm Digital Marketing

Digital Marketing là các hoạt động liên quan đến việc quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức của khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói cách khác, Digital Marketing là chuỗi các hoạt động tiếp thị sử dụng một hay nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

Ưu điểm của Digital Marketing

  • Tiếp cận Thị trường và khách hàng tiềm năng

Ưu điểm lớn nhất của Digital Marketing là giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường và khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng không chỉ nắm được thông tin về doanh nghiệp mà còn có thể biết được thông tin về hình ảnh, giá và đặc điểm dịch vụ. 

Tiếp cận thị trường và khách hàng tiềm năng
Digital Marketing giúp dễ dàng tiếp cận thị trường và khách hàng tiềm năng

Digital Marketing là hình thức tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng định hình nhu cầu theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền… ngoài ra còn có thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của nhiều khách hàng trên thị trường hiện nay. Với Digital Marketing khoảng cách địa lý không còn là rào cản nữa, bởi cho bất kỳ nơi đâu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể tới.

  • Tiết kiệm chi phí tối ưu

Digital Marketing là chiến lược có mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với marketing truyền thống. Lý do là một khi các doanh nghiệp thực hiện Digital Marketing, họ sẽ không phải mất khoản chi phí như thuê mặt bằng hay bảo trì và các chi phí liên quan khác. 

Tiết kiệm chi phí với Digital Marketing
Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu không đòi hỏi mức chi phí cao

Một số hình thức marketing truyền thống phổ biến của những thương hiệu nổi tiếng chính là quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của họ qua tivi, báo đài, tạp chí, tờ rơi, banner, poster, telesale hay thậm chí giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Chi phí cho những chiến lược này thường rất cao nhưng chưa chắc đem lại hiệu quả.

Ngược lại, Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu không đòi hỏi mức chi phí cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp. Với chiến lược Digital Marketing, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn thay vì như trước đây PR “mỏi miệng” mà không có ai tìm đến.

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu dối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không còn khó khăn với Digital Marketing

Bằng việc sử dụng các công cụ của Digital Marketing, chúng ta có thể phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn tận dụng mọi cơ hội có thể trong thời gian ngắn. Bạn có thể thấy những gì mà đối thủ của mình đang làm để học hỏi, sáng tạo và tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Do đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các cơ hội tiếp thị và gia tăng lợi thế cạnh tranh. 

  • Kết nối với khách hàng sử dụng điện thoại di động

Một trong những lợi ích nữa của Digital Marketing là nó cho phép bạn kết nối với khách đang sử dụng thiết bị di động của họ. Theo thống kê năm 2019, hơn một nửa số người dùng trực tuyến truy cập vào website từ thiết bị di động. Tiếp thị kỹ thuật số có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trên thiết bị di động, máy tính bảng và máy tính để bàn.

Kết nối khách hàng sử dụng di dộng
Kết nối khách hàng sử dụng di dộng

Hiện nay, Digital Marketing ngày nay càng trở nên quan trọng vì nó gắn liền với quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng. Đồng thời, Digital Marketing hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng và lại là giải pháp phù hợp với mọi quy mô chiến dịch và doanh nghiệp

7 kiến thức Digital Marketing cơ bản

Sau khi tìm hiểu khái niệm Digital Marketing là gì, Antopho sẽ giới thiệu đến các bạn những chiến lược Digital Marketing khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng, tuỳ vào đặc điểm hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi quyết định đầu tư thời gian hay nguồn lực vào việc này, điều quan trọng nhất là chúng ta cần trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Digital Marketing dưới đây để tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả.

1. Thiết kế website

Có thể nói website như bộ mặt của cả doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh online.Từ cấu trúc, màu sắc, thiết kế cho đến bố cục hay nội dung đều tác động, liên quan đến thương hiệu và cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp của bạn.

Đó chính là lý do tại sao Antopho luôn nhấn mạnh website phải phản ánh chính xác phong cách và đặc điểm thương hiệu của doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu trong năm 2019, gần 50% người dùng online quyết định độ tin cậy của một  doanh nghiệp trên việc thiết kế website. Bên cạnh đó,  khoảng 90% người dùng sẽ thoát khỏi trang web ngay lập tức nếu nó có thiết kế và bố cục kém chất lượng.

Thiết kế website dưới đây có làm bạn thoát trang?

Thiết kế website xấu
Thiết kế trang web của Bella De Soto rất hỗn độn và bố cục không rõ ràng

Trong việc tối ưu website, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tốc độ trang web nhanh

Theo nghiên cứu, 52% người dùng sẽ không quay lại một website nếu sau 3 giây họ không thấy nội dung gì trên website đó.

  • Website có bảo mật tốt

Website cần phải có SSL. Nó không chỉ giúp cho người dùng tránh nguy hiểm khi tương tác với website không rõ ràng mà còn gia tăng xếp hạng (rank) trên google cho trang web của bạn.

  • Website cần thân thiện trên mobile

Đa số người dùng truy cập trang web bằng điện thoại. Do vậy, không có gì lạ khi website trên di động của bạn phải được tối ưu hóa trải nghiệm người dùng như khi truy cập bằng máy tính.

  • Cấu trúc trang web rõ ràng

Trang web phải cấu trúc rõ ràng giúp người dùng thao tác. Trang web nên được gắn thẻ hay menu để người dùng có thể tìm thấy thứ họ muốn dễ dàng.

  • Thay đổi thiết kế website thường xuyên

Nếu bạn nghĩ thiết kế website chỉ diễn ra một lần thì hãy suy nghĩ lại. Bạn cần thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và cải thiện thiết kế website của bạn để luôn hoạt động tốt và có xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Tham khảo thêm: Thiết kế Website tại Hải Phòng

2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Sau khi có được một trang web hoàn chỉnh, bước quan trọng tiếp theo là làm sao để khách hàng có thế tìm thấy website của bạn. Câu hỏi này liên quan đến kiến thức về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization).

Search Engine Optimization
Search Engine Optimization

Khi khách hàng có nhu cầu muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, đa số họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để có thể được hiển thị trên thanh tìm kiếm Google, website của bạn phải được tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm.

Search Engine Optimization (SEO) đảm bảo trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên mỗi khi khách hàng nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào ô tìm kiếm. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về SEO, hãy tham khảo thêm bài viết dịch vụ SEO của Antopho nhé!

Dịch vụ Seo Antopho
Dịch vụ Seo Antopho trên Google

3. Quảng cáo truyền thông xã hội

Quảng cáo truyền thông xã hội là việc sử dụng các nền tảng truyền thông để giới thiệu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Một trong những kênh xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter hay Pinterest,… có thể giúp bạn lựa chọn chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo truyền thông xã hội
Trên 75% người dùng internet sử dụng mạng xã hội – Internet

Theo thống kê trong năm 2019

  • Trên 75% người dùng internet sử dụng mạng xã hội
  • Khoảng 645 triệu người / tuần quan tâm đến những trang kinh doanh. Điều này giúp bạn kết nối với khách hàng tiềm năng.
  • Twitter đang là mạng xã hội giúp tiếp cận gần với những người đang tìm kiếm sản phẩm mới. Theo báo cáo từ Twitter và Research Now, 93% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch bán hàng trực tiếp; 69% người dùng đã mua hàng trực tiếp trên twitter.
  • Với 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, Pinterest đang là nền tảng phổ biến mà người dùng tìm để khai thác ý tưởng và tải hình ảnh. Nội dung bạn tạo và chia sẻ trên Bảng ghim được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ dùng thử sản phẩm.

4. Quản lý truyền thông xã hội

Mạng truyền thông xã hội cho phép bạn quản lý tất cả  hồ sơ của bạn như Facebook, Instagram, Pinterest,… trên cùng một nền tảng.

Quản lý truyền thông xã hội sẽ giúp bạn tương tác trực tuyến theo cách tốt hơn.

Nói một cách khác, nó hợp lý hóa theo cách bạn tham gia vào các cuộc hội thoại trên các nền tảng khác nhau – blog, mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Twitter,..) và thậm chí cả cộng đồng trực tuyến.

5. Email Marketing

Email marketing là một hình thức quảng cáo trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khán giả. Nghĩa rộng hơn của Email Marketing, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một thương gia với khách hàng hiện có hoặc mới để khuyến khích lòng trung thành của khách hàng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh lặp lại.

Email Marketing
(Internet)

 

Lưu ý, trước khi bắt đầu một chiến dịch email marketing, bạn cần hiểu rõ tâm lý hành vi của khách hàng. Nếu gửi quá nhiều số lượng email để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Theo nghiên cứu năm 2016 của Hubspot, 78% khách hàng đã hủy theo dõi email vì thương hiệu đã gửi quá nhiều email cho họ.

6. Quảng cáo Pay Per Click (PPC)

Pay Per Click là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn

Quảng cáo Pay Per Click
Quảng cáo Pay Per Click

Ngoài quảng cáo Google, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến. Đây là hai sự thật thú vị để bạn suy nghĩ lại:

  • 64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một thứ gì họ cần.
  • Trong số các công ty sử dụng quảng cáo PPC: 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và 18% sử dụng LinkedIn

7. Content Marketing

Một trong những kiến thức không thể thiếu về Digital Marketing đó chính là Content Marketing.

Content is King
Content is King

Content Marketing chính là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ những nội dung có giá trị và liên quan để thu hút và duy trì đối tượng khách hàng một cách tự nhiên. Cuối cùng dẫn khách hàng đến việc mua hàng.

Bạn có thể hiểu cách tốt nhất tạo mối quan hệ với khách hàng của bạn bằng cách cung cấp cho họ nội dung có liên quan, chất lượng cao.

Vì vậy, khi khách hàng đưa ra quyết định mua một thứ gì đó, họ đã trung thành với bạn.

Đối với những bạn mới bắt đầu học về Content Marketing, điều đầu tiên là nghiên cứu kỹ lưỡng insight của của khách hàng. Cần biết mong muốn, thói quen của họ trong ngay cái thời điểm mà bạn làm content thì từ đó bạn mới có thể xác định thông điệp của mình nên chuyển tải theo cách nào. 

Làm content là làm công việc chuyển tải thông điệp. Chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu bạn vừa làm content vừa làm creative thì chúc mừng bạn, bạn chắc chắn sẽ giữ được trái tim của khách hàng. Làm Content Marketing không những cần sự sáng tạo mà còn cần tính logic để có thể tạo ra một chiến lược Content Marketing thành công.

Kết Luận

Qua bài viết này, Antopho hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về khái niệm Digital Marketing là gì cũng như những kiến thức cơ bản về Digital Marketing cần nắm vững, từ đó sẽ hình thành được chiến dịch quảng cáo đúng đắn và có hiệu quả cho mục đích marketing tổng thể cho doanh nghiệp của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

2 những suy nghĩ trên “Digital Marketing là gì? 7 kiến thức Digital Marketing cơ bản

Bình luận đã được đóng lại.

.