Sai lầm quả là một từ kinh khủng phải không. Nó còn đặc biệt là một con quái thú đối với những nhà quảng cáo trên Facebook- những người thường xuyên mắc phải những lỗi quảng cáo cơ bản.

Khi mà Facebook liên tục thay đổi thuật toán nhằm cải thiện chất lượng thì rất nhiều bài viết, bài quảng cáo bị giảm tương tác. Nếu bạn không phải một nhà quảng cáo dày dặn kinh nghiệm, chắc hẳn bạn sẽ phải “ngụp lặn” giữa những chính sách ngày càng khắt khe của Facebook. Vì thế, bạn cần phải trang bị vốn kiến thức về quảng cáo trên Facebook. Khi biết mình nên làm gì và không nên làm gì, bạn sẽ gặt hái được thành công.

lỗi quảng cáo

(Xem thêm: 6 cách viết content trên Facebook hiệu quả thu hút hàng nghìn lượt like, share)

Dưới đây là 7 lỗi quảng cáo trên Facebook mà Antopho nghĩ các “newbie” rất hay mắc phải.

Sai mục tiêu quảng cáo

Lỗi quảng cáo đầu tiên phải kể đến là đặt sai mục tiêu cho quảng cáo. Nếu bạn chưa biết mục tiêu quảng cáo trên Facebook là gì thì hãy tìm hiểu đã nhé, nếu không thì bạn sẽ mắc lỗi quảng cáo đầu tiên đó là chọn sai mục tiêu đấy.

Facebook có 11 mục tiêu quảng cáo cho bạn lựa chọn. Mỗi mục tiêu đều tập trung vào 1 mục đích kinh doanh cụ thể mà bạn muốn đạt được cho chiến dịch quảng cáo của mình.

wrong target

Ví dụ bạn muốn khách hàng của mình cài đặt ứng dụng, mua sản phẩm của bạn trên cửa hàng online hay bạn chỉ cần họ cung cấp  một vài thông tin cá nhân?

Đối với mỗi mục tiêu trong số ba mục tiêu này, bạn phải chọn một mục tiêu Facebook cụ thể. Những mục tiêu cụ thể này sẽ yêu cầu cài đặt ứng dụng, bán danh mục sản phẩm và mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng tương ứng.

Chọn được mục tiêu đúng đắn là 1 bước vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch vì nó giúp bạn xác định được kết quả của quảng cáo. Nếu chọn sai mục tiêu, bạn chỉ nhận lấy cái kết tốn tiền bạc mất thời gian vào thứ không mang lại kết quả như bạn thực sự mong muốn mà thôi.

Sai chiến lược tối ưu hóa phân phối quảng cáo và mua giá quảng cáo

Đừng bao giờ chi nhiều hơn ngân sách bạn có.

Để làm được điều này, bạn phải chọn đúng chiến lược tối ưu hóa phân phối quảng cáo và giá mua quảng cáo cho mục tiêu kinh doanh của bạn.

ngân sách

Khi bạn chọn tối ưu hóa phân phối quảng cáo có nghĩa là bạn đang yêu cầu Facebook truyền tải quảng cáo của bạn đến những người dùng với tiềm năng chuyển đổi cao nhất, tức là khả năng cao họ sẽ thực hiện hành động nhất định trên trang web của doanh nghiệp bạn, ví dụ như thêm sản phẩm vào giỏ hàng, tải ứng dụng hay thực hiện mua hàng…

Chiến lược giá mua quảng cáo sẽ có nghĩa là bạn phải trả phí cho hành động nào đó trên Facebook. Ví dụ, bạn phải trả tiền cho mỗi lần người dùng “click” vào bài quảng cáo, vào xem video hay tải ứng dụng của bạn.

Hai chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu bạn chọn cho chiến dịch của mình. Giả sử bạn có mục tiêu tăng lượt cài đặt ứng dụng của mình thì bạn sẽ chọn tối ưu hóa việc tải app. Tương tự, bạn chọn chiến lược Link Click (lượt nhấp vào link) để trả tiền cho mỗi lượt ấn vào link quảng cáo của bạn để tải ứng dụng.

Hãy tránh lựa chọn những chính sách và mục tiêu không phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Thiếu sự mới mẻ

Thử đặt ví trí của mình vào người dùng xem. Liệu bạn có cảm thấy quá mệt mỏi và chán nản khi gặp những bài quảng cáo y hệt nhau lặp đi lặp lại không? Chắc hẳn là có rồi. Chiến dịch của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu như bạn đổi mới bài quảng cáo của mình ít nhất 2 tuần 1 lần.

ad fatigue

Việc này có thể ngốn thêm của bạn chút thời gian nhưng nó sẽ giúp tránh được sự nhàm chán quảng cáo – điều này xảy ra khi người dùng bắt đầu “bơ” đi những bài quảng cáo của bạn vì họ đã phải nhìn thấy chúng quá nhiều lần. Chắc chắn lúc này, dù có tích cực marketing đến đâu, bạn cũng sẽ thất bại trong việc lan truyền đến người dùng, chưa kể đến vô vàn bất cập khác như tăng chi phí, giảm hiệu suất, mất hiệu quả…

Vậy thêm “chất xám” như thế nào để khắc phục được lỗi quảng cáo này? Dưới đây là một vài cách không quá đắt đỏ giúp bạn thỏa sức sáng tạo:

chất xám

Sửa lại bản sao

  • Thêm hoặc xóa chi tiết giá, biểu tượng cảm xúc, sản phẩm hoặc tên thương hiệu
  • Chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba hoặc ngược lại
  • Thay đổi dạng CTA (Call-to-action)
  • Chuyển câu nói thông thường thành câu hỏi hoặc ngược lại

Chỉnh sửa hình ảnh

  • Thêm bộ lọc, văn bản, nhãn dán, hình nền kỳ quặc, các hiệu ứng khác vào hình ảnh hiện có
  • Thêm hoặc xóa logo thương hiệu
  •  Biến ảnh và video hiện có thành dạng gif

Xoay vòng định dạng quảng cáo

  • Xoay vòng giữa các định dạng quảng cáo khác nhau mà Facebook cung cấp: một hình ảnh, video, gif, trình chiếu và canvas…

Chi tiêu liều lĩnh

Khi thứ gì đó không hoạt động ngay lần đầu tiên, bạn có thể bị cám dỗ để chi thêm vài đô la cho một thứ gì đó hơi khác một chút trước khi xác định được vấn đề thực sự. Đây chính là một lỗi quảng cáo bạn dễ phạm phải trên Facebook đấy.

Đừng liều lĩnh chi tiền cho các quảng cáo trên Facebook của bạn!

money meme

Chọn số tiền đặt giá thầu không quá thấp để tránh các đối thủ cạnh tranh trả giá cao hơn bạn. Khi quảng cáo của bạn tạo ra kết quả tốt, hãy từ từ tăng ngân sách lên.

Nếu quảng cáo của bạn bắt đầu hoạt động kém, hãy ngừng chạy chúng và giải quyết vấn đề trước khi chạy lại. Nói cách khác, hãy tiêu tiền một cách khôn ngoan. Chỉ đầu tư vào các quảng cáo đang hoạt động. Nếu không, chi tiêu của bạn có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

Nhắm mục tiêu kém

Nhắm mục tiêu theo đối tượng là tất cả mọi thứ trong quảng cáo Facebook. Việc bạn hiển thị quảng cáo cho ai sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của chiến dịch.

target fail

Ví dụ: bạn sẽ không muốn phân phối quảng cáo về các sản phẩm nữ tính cho những người đàn ông lớn tuổi, những người mà có hoạt động trên Facebook chủ yếu đề xuất các đặc điểm nam tính.

Điều rất quan trọng là phải hiểu đối tượng của bạn là ai (tức là ai có nhiều khả năng phản hồi quảng cáo của bạn nhất) và càng chi tiết càng tốt với việc nhắm mục tiêu của bạn.

Hãy nhớ rằng nhắm mục tiêu chi tiết chính là chìa khóa!

chọn đối tượng

Nếu nhắm mục tiêu theo đối tượng của bạn quá rộng, bạn sẽ phải trả tiền cho những quảng cáo được phân phối cho những người dùng không quan tâm đến doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng ba thủ thuật nhắm mục tiêu sau để chỉ tiếp cận những đối tượng sẽ quan tâm:

  • Nhắm mục tiêu khách hàng hiện tại bằng cách tải danh sách khách hàng lên Đối tượng tùy chỉnh của Facebook.
  • Nhắm mục tiêu những khách hàng mới giống như những khách hàng hiện tại bằng cách tạo Đối tượng tương tự.
  • Nhắm mục tiêu khách hàng quan tâm mới bằng cách nhắm mục tiêu những người đã tương tác với trang Facebook của bạn.

Chỉ quảng cáo tĩnh

Hình ảnh chắc chắn mang lại những khoảnh khắc và hiệu quả nhất định khi được sử dụng một cách khéo léo và tinh tế, nhưng bạn không nên chỉ sử dụng quảng cáo tĩnh cho quảng cáo Facebook của mình. Nếu hầu hết các quảng cáo của bạn là tĩnh, hãy thử chuyển nó bằng video hoặc gif.

quảng cáo

Hình ảnh chuyển động hấp dẫn hơn nhiều so với hình ảnh tĩnh, có nghĩa là khán giả của bạn có nhiều khả năng nhấp vào quảng cáo của bạn hơn nhiều so với hình ảnh trước đó. Một trong những lý do khiến quảng cáo video và gif hấp dẫn hơn là chúng có thể giúp bạn kể một câu chuyện, dù câu chuyện đó ngắn gọn như thế nào.

Với bất kỳ câu chuyện nào, khán giả của bạn đều to mò điều gì xảy ra tiếp theo. Nếu bạn không có thời gian hoặc tiền bạc để mua quảng cáo video chất lượng, hãy xem xét quảng cáo gif.

Bạn có thể dễ dàng tạo gif bằng các ứng dụng như:

  • Gifboom
  • Cinemagram
  • Giffer
  • Giphy Cam
  • Và nhiều ứng dụng khác có sẵn trong cửa hàng ứng dụng của bạn.

Ngại thử

Đúng vậy. Đây chính là lỗi quảng cáo mà rất nhiều newbie vướng mắc. Nếu bạn không thử thì bạn sẽ không biết được lựa chọn nào sẽ mang lại kết quả vượt trội hơn. Bạn có thể thử dạng Call-to-action (CTA) này với 1 dạng CTA khác, 1 hình ảnh này với hình ảnh khác, 1 cách tiếp cận này với cách tiếp cận khác….

a/b testing

Ví dụ nhé, khi làm một “bài test” như vậy, bạn sẽ khám phá ra được lời kêu gọi hành động CTA “mua ngay kẻo hết” sẽ có tác động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn CTA “xem thêm thông tin chi tiết tại…”

Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì những gì gặt hái được sau vài “bài test” đấy. Càng thử nhiều, khả năng bạn tìm được “chân ái” cho chiến dịch quảng cáo Facebook của mình càng cao.

Vậy là Antopho đã nêu ra 7 lỗi quảng cáo cơ bản trên Facebook Chúc các bạn tránh được các lỗi quảng cáo nêu trên và thành công trên con đường marketing của mình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
.