Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói về Marketing nhưng vẫn chưa hiểu rõ chính xác Marketing là gì? Có những loại hình Marketing nào và cách để phân biệt Marketing.  Trong cuộc sống đương đại của chúng ta hiện nay, mỗi cá nhân thường phải tiếp cận với rất nhiều những thông điệp quảng cáo. Vậy nên sự hiệu quả của các chiến dịch Marketing  đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp, thương hiệu được chú ý đến. Trong bài viết dưới đây, Antopho không những giải thích cho bạn hiểu rõ Marketing là gì mà còn phân loại và phân biệt Marketing với những định nghĩa khác.

Marketing là gì?

Marketing là gì?
Marketing là gì?
Marketing là tất cả những việc làm hay được gọi là “quá trình” thu hút khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Marketing liên quan đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, bên cạnh đó là duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Những loại hình Marketing phổ biến

1. SEM – Search Engine Marketing

SEM hay Search Engine Marketing được gọi là marketing trên công cụ tìm kiếm. Loại hình này là sự tổng hợp của những phương pháp marketing khác nhau với mục đích giúp cho website của cá nhân, doanh nghiệp luôn đứng ở vị trí top đầu trong kết quả tìm kiếm trên internet.
SEM
Search Engine Marketing
Trong SEM bao gồm:
  • SEO: Search engine Optimization 

SEO có nghĩa là tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, được hiểu là phương pháp tối ưu nội dung của câu từ, hình ảnh và cấu trúc website. Việc tối ưu này sẽ giúp cho website trở nên thân thiện hơn với máy chủ tìm kiếm. Ví dụ website của doanh nghiệp được tối ưu và xuất hiện trong top 3 của công cụ tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa mà họ quan tâm, sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Seo là gì
Search Engine Optimization
Xem thêm: Bí quyết viết bài chuẩn SEO
  • PPC: Pay Per Click 

PPC (chi phí cho mỗi lượt click) là loại hình quảng cáo mà người xem truy cập website thông qua việc click vào quảng cáo của bạn. Trong trường hợp này bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt click đó. Chi phí bỏ ra càng cao thì khả năng quảng cáo của bạn ở vị trí đầu càng cao. Tùy theo từng lĩnh vực mà mỗi từ khóa sẽ có mức chi phí khác nhau. Có từ khóa chỉ 10.000 đồng/click, tuy nhiên, những từ khóa cạnh tranh cao sẽ có thể lên đến 100.000 đồng/click.
  • PPI: Pay Per Inclusion

Là một hình thức marketing giúp cho website có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu của bộ máy tìm kiếm bằng cách trả phí để duy trì sự có mặt của website trong hệ thống cơ sở dữ liệu của họ, đặc biệt là các web mới xây dựng và mới đưa vào hoạt động. Tùy thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm thì mức phí lại khác nhau. Khi có một yêu cầu tìm kiếm thì các máy tìm kiếm sẽ tìm kiếm nội dung phù hợp trong cơ sở dữ liệu mà nó có rồi mới tới các danh mục website mở khác. Vì thế mức phí mà bạn trả sẽ giúp bạn duy trì được sự tồn tại của web trong cơ sở dữ liệu của search engine. Cùng với đó là việc đặt từ khóa phù hợp sẽ đưa trang web của bạn lên vị trí cao hơn.

 2. Social Media Marketing

Social Media Marketing có nghĩa là việc sử dụng các nền tảng và trang web truyền thông xã hội nhằm mục đích để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn được sử dụng tự do các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter hay Tumblr.  Việc này sẽ giúp cho việc tạo ấn tượng và tăng khả năng nhận biết, phủ sóng thương hiệu và sản phẩm của bạn đến khách hàng của mình.
Social Media
Truyền thông có sức mạnh to lớn

3. Video Marketing

Video Marketing là hình thức quảng cáo thông qua việc tối ưu các video ngắn được đưa lên website hay các trang mạng xã hội để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được. Ngày nay, nhiều người tham gia đầu tư thiết kế và xuất bản những video mang tính giải trí cao để cung cấp giá trị cho người xem, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn khéo léo chứa đựng những thông tin để giúp thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Youtube đang là kênh dịch vụ đứng đầu trong lĩnh vực này.
Video Marketing
Video Marketing đang là chiến lược hiệu quả

4. Blog Marketing

Thời điểm hiện nay, blog đã không chỉ dành riêng cho các cá nhân mà còn là “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đăng tải những bài viết nhằm chia sẻ về sản phẩm (đặc điểm, chức năng, lợi ích…) hay lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình (lời khuyên, kinh nghiệm…). Đồng thời nuôi dưỡng sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng đang mong muốn tìm kiếm thông tin.
Blog Marketing
Xu hướng Blog Marketing

5. Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng hay còn được gọi là “word-of-mouth marketing” là viết tắt của WOMM. Đây là hình thức giao tiếp giữa người với người, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công cụ hay mạng xã hội như điện thoại, email, diễn đàn, blog…
Marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng luôn là vũ khí lợi hại
Nếu muốn bán được nhiều sản phẩm, cá nhân/doanh nghiệp cần phải tập hợp nhiều hơn những kênh phân phối thông tin cũng như tăng số lượng người biết đến và ủng hộ sản phẩm/dịch vụ của bạn. Cách tốt nhất để làm điều này chính là “Marketing truyền miệng”.  Sự thật là doanh nghiệp sẽ chiếm ưu thế nếu như có được một “đội quân ủng hộ”, tình nguyện giới thiệu và tư vấn sản phẩm, dịch vụ thông qua các kênh của họ.

6. Email Marketing

Email marketing (tiếp thị qua thư điện tử) là hình thức sử dụng email có nội dung chia sẻ về thông tin sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Những khách hàng đã được tìm hiểu kỹ trước đó (khách hàng tiềm năng) để phân biệt với hình thức Spam email.  Marketing bằng email sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí về thiết kế, vận chuyển hay chi phí thuê địa điểm.
Email Marketing
Email Marketing
Email marketing còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, góp phần gia tăng mối liên hệ, tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, khi sử dụng hình thức Email Marketing, doanh nghiệp có thể thống kê chi tiết được số lượng người click mở email, lượt click vào các đường dẫn, từ đó sẽ có thể tìm hiểu được nhu cầu trải nghiệm của khách hàng để có những chiến lược, điều chỉnh phù hợp.

Phân biệt Marketing

1. Marketing truyền thống và Marketing hiện đại

Nếu như khoảng thời gian trước đây, Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị trường của người bán (nhà sản xuất), thì ngày nay với sự phát triển của công nghệ, Marketing hiện đại phù hợp hơn với giai đoạn thị người mua (người tiêu dùng).
Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
So sánh Marketing truyền thống vs Marketing hiện đại

Marketing truyền thống

Tại Marketing truyền thống, các doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên việc sản xuất sản phẩm trước, sau đó mới tìm kiếm thị trường. Phương pháp này chú trọng vào việc việc sản xuất và bán những sản phẩm đã có.  Ngoài ra thì phương pháp marketing truyền thống còn thiếu tính hệ thống. Nó chưa có những dự đoán cho những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Nhược điểm của Marketing truyền thống là chưa xác định được rõ thị trường mục tiêu và chiến lược để thu hút khách hàng.

Marketing hiện đại

Marketing hiện đại chú trọng vào khâu nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành việc sản xuất sản phẩm.  Ngoài ra, tính hệ thống trong Marketing hiện đại được thể hiện qua việc nghiên cứu hay phân tích tất cả các khâu, các lĩnh vực. Hơn nữa còn đưa ra những dự đoán trong tương lai về những sự kiện, cơ hội hay rủi ro. Trên hết, Marketing hiện đại có thể giúp các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau.

2. Marketing và Quảng cáo

Marketing và Quảng cáo
Sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo

Cấu trúc

Cấu trúc là một trong những điểm khác biệt chính giữa Marketing và Quảng cáo. Nếu marketing là một chiếc bánh lớn được chia ra làm nhiều phần với nhiều lĩnh vực khác nhau tương ứng với từng phần như: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch truyền thông, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng… thì quảng cáo chính là một phần trong chiếc bánh lớn ấy. Hãy ghi nhớ, Marketing là đại diện cho toàn bộ quá trình và chiến lược kinh doanh, Quảng cáo chỉ là một nhiệm vụ hoặc một hoạt động đơn lẻ trong quá trình, chiến lược đó.

Mục tiêu

Quảng cáo: Mục tiêu nhằm thông báo, nhắc nhở hay thuyết phục khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp của bạn. Marketing: Mục tiêu của Marketing nhằm giúp thu về các giá trị lợi ích cho doanh nghiệp hay cá nhân. Việc xây dựng hình ảnh đẹp của hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho chiến lược Marketing

Đối tượng

Đối tượng tiếp nhận các hoạt động của Quảng cáo sẽ thường là những khách hàng tiềm năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.  Marketing bao hàm cả Quảng cáo nên đối tượng tiếp nhận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể. Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa Marketing và Quảng cáo
Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa Marketing và Quảng cáo

3. Marketing và Branding

Marketing và Branding
Marketing vs Branding
Marketing có thể tác động và giúp tạo nên những trải nghiệm về thương hiệu một cách tích cực. Bằng cách tạo ra những cuộc trò chuyện thân mật và đồng cảm cùng khách hàng. Tuy nhiên các nhà quảng cáo thậm chí sẽ làm ảnh hưởng thương hiệu khi họ làm gián đoạn các chương trình, trải nghiệm web của người dùng. Vì hiển thị quảng cáo với những người đàn ông hay các cô gái xinh đẹp một tay cầm sản phẩm.  Nhiều công ty cho rằng họ chỉ cần chi ra một khoản tiền lớn cho việc chạy quảng cáo liên tục, logo, poster được dán khắp nơi thì họ sẽ thu được nhiều khách hàng. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Các nhà quảng cáo cần lên những chiến lược hợp lý theo từng thời điểm để có được những kết quả, giá trị tốt nhất.

Kết luận

Hi vọng với bài viết trên, Các bạn có thể hình thành được cái nhìn tổng quát về Marketing, từ định nghĩa, các loại hình Marketing và phân biệt Marketing với những định nghĩa khác.  Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ cho phép cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ đúng nơi, đúng thời điểm. 
Đánh giá post
.