Thuật ngữ “Digital Marketing” chắc hẳn không còn xa lạ trong thời đại 4.0 hiện nay. Nghe đến thì nhiều nhưng chưa chắc ai cũng có thể hiểu được cặn kẽ về nó. Nếu muốn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bạn có thể tham khảo bài viết Digital Marketing là gì? 7 kiến thức Digital Marketing cơ bản. Còn ở bài viết này, hãy cùng Antopho tìm hiểu 9 loại digital marketing quan trọng nhất nhé, vì chúng rất có ích cho chiến lược marketing của bạn đấy.

loại digital marketing

1. Marketing qua mạng xã hội (Social Media Marketing)

Marketing qua mạng xã hội hay còn gọi với thuật ngữ “Social Media Marketing”, là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (social media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. (Nguồn: Wikipedia)

Social media

Điều này có nghĩa là toàn bộ những thứ như chia sẻ thông tin hay kết nối với người dùng, với fan, với đối tác, với đối thủ trên nền tảng mạng xã hội với mục đích quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình thì đều được coi là một phần của Digital Marketing. Về bản chất, social media marketing là việc sử dụng mạng xã hội với chủ đích khơi dậy nhận thức của người dùng về thương hiệu hay sản phẩm của bạn.

Nhưng hãy cẩn thận. Để thành công với social media marketing, bạn phải hiểu rõ ngọn ngành về 1 mạng xã hội mà bạn muốn sử dụng để tiếp thị, vì mỗi trang mạng xã hội lại có những tính chất đặc điểm riêng biệt. Có những trang mạng là nơi lí tưởng, cực kì phù hợp với hoàn cảnh, sản phẩm và nội dung quảng bá của bạn trong khi một số trang mạng lại không.

2. Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Content marketing được coi là nghệ thuật của kể chuyện và giao tiếp. Content marketing sẽ cung cấp những thông tin vô cùng giá trị để nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu với mục đích nhắm vào khách hàng tiềm năng để tạo ra hành động mang lại lợi nhuận.

content is king

Hay nói cách khác, mục tiêu của content marketing là tạo dựng mối quan hệ thân thiết với người dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thay vì chỉ là một tờ quảng cáo. Chính vì tính chất này mà content marketing thường được sử dụng trong các chiến lược inbound marketing – một chiến lược chú trọng vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng thông qua nội dung.

Content marketing phụ thuộc rất nhiều vào việc phân phối nội dung và nó hiếm khi tách rời với các loại digital marketing khác. Do vậy, khi bạn lên 1 chiến lược marketing nào đó thì hãy thật chú trọng đến chất lượng của content nhé.

(Tham khảo: 6 cách viết content trên Facebook thu hút hàng nghìn lượt like, share)

3. Search Engine Optimization (SEO)

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và SEO website là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm – SERPs (thông thường là Google).

SEO

Công cụ tìm kiếm quyết định trang web nào sẽ hiển thị cho một cụm từ tìm kiếm dựa trên các từ khóa được đề cập trên trang web và các liên kết tham chiếu đến trang web này. Điều đó có nghĩa là SEO liên quan nhiều đến việc sử dụng các từ khóa hoặc cụm từ khóa phù hợp trong trang web hoặc trong nội dung bạn muốn hiển thị trong tìm kiếm không phải trả tiền và nhận được liên kết đến trang web hoặc nội dung này.

Có rất nhiều cách để tối ưu hóa trang web của bạn nhưng một số tối ưu sẽ được chấp nhận bởi Google trong khi một số tối ưu sẽ “phạm luật”. Tham khảo bài viết Bí quyết viết bài chuẩn SEO để sống sót trên Google để hiểu rõ hơn về mảng này nhé.

4. Search Engine Marketing (SEM)

Trong khi SEO mô tả quá trình nhận được lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm – SEM đề cập đến việc sử dụng quảng cáo trả tiền để có được lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm. Hình thức phổ biến nhất của tiếp thị công cụ tìm kiếm có lẽ là Google Adwords vì lý do đơn giản rằng Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất cho đến nay.

SEM

Trong SEM, nhà tiếp thị thường trả cho công cụ tìm kiếm một số tiền được xác định trước để hiển thị thông điệp tiếp thị ở nhiều vị trí khác nhau trong kết quả tìm kiếm cho các từ khóa hoặc cụm từ được chỉ định. Tìm kiếm có trả tiền hoặc SEM là một hình thức quảng cáo Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột ( Pay-Per-Click Advertising) và là một phần của digital marketing.

5. Pay- Per- Click Advertising (PPC)

PPC

Tương tự như SEM, các hình thức quảng cáo khác của PPC cũng mô tả các phương pháp tiếp thị mà nhà tiếp thị trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột vào một liên kết đến một trang web. Ngoài các công cụ tìm kiếm, hầu hết tất cả các mạng xã hội đều cung cấp cơ hội cho quảng cáo Pay Per Click. Sau đó, những quảng cáo này xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của những người dùng mạng xã hội được nhắm tới.

Lưu ý rằng rất nhiều trong những hoạt động này không thể được tách biệt rõ ràng. Ranh giới giữa các loại hình tiếp thị kỹ thuật số (online) thường rất mờ.

6. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là một loại digital marketing dựa trên hiệu suất. Ngược lại với quảng cáo PPC, đối với tiếp thị liên kết thì nhà quảng cáo không trả tiền cho lưu lượng truy cập mà sẽ trả hoa hồng cho nhà phân phối với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.

Tiếp thị liên kết phổ biến với các blogger và chủ sở hữu trang web có lưu lượng truy cập cao, những người kiếm tiền từ việc bán sản phẩm của người khác cho đối tượng của họ.

7. Quảng cáo trên truyền hình (Television advertising)

quảng cáo truyền hình

Đúng vậy! Hình thức digital marketing này vẫn chưa chết! Chắc bạn quá ấn tượng với kẻ chuyên làm gián đoạn các chương trình truyền hình yêu thích của mình chứ. Mặc dù chúng ta ngày càng quen với việc tìm cách bỏ qua việc phải thực sự xem quảng cáo truyền hình, nhưng vẫn có một số marketing thành công thông qua quảng cáo trên truyền hình.

Nếu bạn là một “big fan” của nhạc rap thì chắc hẳn bạn không thể bỏ lỡ chương trình siêu hot “Rap Việt” phải không nào? Hay dù bạn chẳng quan tâm tới thể loại nhạc này thì cũng nghe nhiều người nhắc đến chương trình này nhỉ. Bạn có để ý rằng trong chương trình, một số điểm được tạo ra cho Pepsi khiến nó trở nên đáng chú ý và nổi tiếng.

karik uống nước ngọt pepsi chanh rap việt

8. Tiếp thi di động (Mobile Avertising)

tiếp thị di động

Đến đây chắc nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến telesale phải không nào? Tuy nhiên với công nghệ phát triển như ngày nay, những chiếc smart phone xuất hiện ngày càng nhiều, lấn át đi những “cục gạch cổ lỗ sĩ” thì các hình thức của tiếp thị di động trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.  Một số chiến lược Mobile Marketing:

  • Marketing dựa trên ứng dụng
  • Mobile Marketing trong trò chơi
  • Mã QR
  • Marketing dựa trên vị trí
  • Quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động
  • Quảng cáo hình ảnh trên thiết bị di động
  • SMS

9. Email Marketing

Email marketing là việc quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ thông qua email, mục đích để khách hàng biết tới sản phẩm và mua nó.

Đây thực sự là một công cụ hữu hiệu của digital marketing, nhưng ở Việt Nam thì chưa được ưa chuộng lắm vì email chưa thực sự nhận được sự chú ý của người dùng so với các mạng xã hội khác.

email marketing

Tuy nhiên, nếu ban đã quyết định kiếm tiền online, mở rộng kinh doanh thì buộc phải sử dụng chiến lược digital marketing này để thu thập thông tin khách hàng. Lí do là vì dù bạn có kỹ năng SEO từ khóa để chạy Google Adwords hay kỹ nằng Facebook Marketing để quảng cáo trên Facebook thì bạn chắc hẳn cũng nhận thấy rằng Google và Facebook thường xuyên thay đỏi thuật toán nhằm cải thiện chất lượng. Nhưng điều này sẽ khiến các website liên tục tụt hạng từ khóa hoặc giảm tương tác làm bài viết không thể đến người dùng.

Ngược lại, email lại rất bền vững và lâu dài vì các thuật toán công nghệ trên email ít bị thay đổi, do đó việc tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng hơn.

Kết luận

Trên đây là 9 loại digital marketing phổ biến các bạn nên kết hợp để có 1 chiến lược marketing hiệu quả. Antopho hi vọng bài viết này có ích và chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
.